This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Ba Lan chưa dừng bước tại EURO 2016

Anh và Croatia đã dừng bước tại vòng 1/8, nhưng Ba Lan thì không. Dưới con mắt của tôi, họ là đội tuyển nguy hiểm nhất EURO 2016. Ba Lan có thể linh hoạt lựa chọn phương án chiến thuật và luôn sẵn sàng tung ra những món vũ khí bất ngờ.



Trước EURO 2016, Robert Lewandowski là một trong những ứng cử viên nặng ký cho giải thưởng Chiếc giày vàng. Thế nhưng, đến thời điểm này anh ấy vẫn chưa ghi bàn nào. Việc Lewandowski im tiếng chưa hẳn là tín hiệu xấu cho Ba Lan. Ngược lại, sự việc này còn cho thấy đoàn quân của HLV Adam Nawalka nguy hiểm như thế nào. Bởi chưa cần tới sự tỏa sáng của chân sút chủ lực, Ba Lan vẫn lọt vào tới tứ kết EURO 2016 bằng chiến tích bất bại

Việc Ba Lan vẫn tuần tự tiến bước trong bối cảnh Lewandowski ẩn mình cho thấy họ có nhiều miếng đánh hiệu quả khác khiến đối phương tê liệt. Mỗi trận, HLV Nawalka đều giới thiệu một vũ khí bất ngờ. Trận ra quân, Arkadiusz Milik là người hùng với bàn thắng duy nhất hạ Bắc Ireland. Gặp Ukraine, đến lượt Jakub Blaszczykowski bắn hạ thủ môn đối phương sau khi vào sân từ ghế dự bị. Tới vòng 1/8, cũng lại là Blaszczykowski khai hỏa, nhưng trước đó Arkadiusz Milik và Kamil Grosicki đã có hàng loạt pha uy hiếp kung thành Thụy Sỹ.
Nhìn lại hành trình đã qua của Ba Lan, hẳn tất cả đều nhận thấy họ có rất nhiều giải pháp tiếp cận khung thành đối phương. Họ không phụ thuộc vào Lewandowski như phần lớn các nhận định được đưa ra trước EURO 2016. Ba Lan tấn công hết sức đa dạng. Họ không dồn bóng cho Lewandowski hay một nhân vật cụ thể nào. Tùy vào diễn biến của trận đấu mà từng thời điểm Ba Lan có một cầu thủ lĩnh trách nhiệm dâng cao ghi bàn.

Bạn sẽ làm gì để vô hiệu hóa một đội bóng như Ba Lan? Rất khó để tìm ra giải pháp, bởi trước khi vào sân chẳng ai lường được họ sẽ tấn công như thế nào. Yếu tố bất ngờ chính là một trong những điểm mấu chốt để bạn có thể giành chiến thắng, không chỉ riêng với bong da mà còn ở các lĩnh vực khác. Trên khía cạnh này, tôi cho rằng Ba Lan là đội bóng nguy hiểm nhất tại EURO 2016.

Lewandowski chưa ghi bàn, song không thể nói đóng góp của anh ấy mờ nhạt. Ngay cả khi chưa “khai hỏa”, áp lực mà Lewandowski tạo lên cầu môn đối phương vẫn rất lớn. Bất cứ đội bóng nào khi đối đầu với Ba Lan đều phải chuẩn bị kỹ càng phương án đối phó với tiền đạo của CLB Bayern Munich. Chẳng HLV nào mạo hiểm “thả rông” Lewandowski, bởi chân sút 27 tuổi này từng nhiều lần cho thấy năng lực chuyển hóa những cơ hội nhỏ thành bàn thắng.
Lewandowski vẫn là cục nam châm thu hút hậu vệ đối phương. Những pha di chuyển thông minh của anh đã tạo khoảng trống cho Milik và Blaszczykowski ghi bàn ở những trận đấu trước đó. Việc HLV Nawalka sử dụng Lewandowski làm “chim mồi” trong nhiều thời điểm càng khiến các đường bóng tấn công của Ba Lan trở nên khó phán đoán.

Trước một đội bóng như Ba Lan, đối thủ phải hết sức thận trọng và tỉnh táo. Đoàn quân của HLV Nawalka không ồn ào, nhưng cái cách họ đưa đối phương vào bẫy mang dáng dấp của một thợ săn lão luyện. Ba Lan hiện nay có thể thách thức bất cứ đội bóng lớn nào ở châu Âu bằng những thứ vũ khí bí mật của mình.

//----------------------

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Đánh giá tổng quan kết EURO 2016

8 đội bóng xuất sắc nhất châu Âu đã được chọn ra và họ sẽ cùng nhau tạo ra những cặp đấu hấp dẫn tại vòng tứ kết EURO 2016.
1. Ba Lan vs Bồ Đào Nha



Ba Lan đã chơi dưới sức cho đến thời điểm này của EURO 2016 nhưng công bằng mà nói, họ vẫn còn rất nhiều điều để hy vọng vào chiến thắng ở tứ kết. Hàng phòng ngự Ba Lan rất khó để bị phá vỡ. Họ đã đứng vững trước ĐT Đức trong trận đấu ở vòng bảng. Ở cuộc đối đầu với Thụy Sỹ, chỉ có khoảnh khắc thiên tài của Xherdan Shaqiri mới có thể khiến thủ môn Lukasz Fabianski phải vào lưới nhặt bóng.
Tuy nhiên, vấn đề của Ba Lan nằm ở hàng công. Tiền đạo chủ lực của họ là Robert Lewandowski vẫn im hơi lặng tiếng. Anh luôn là cầu thủ bị hàng phòng ngự đối phương chăm sóc rất kỹ, thường xuyên phải lùi sâu đóng vai trò chim mồi và kiến tạo. Trong khi đó, người đá cặp với Lewandowski là Arkadiusz Milik luôn tỏ ra vô duyên với các cơ hội ngon ăn.

Ba Lan đi tiếp nhờ hàng phòng ngự chắc chắn
Ba Lan đi tiếp nhờ hàng phòng ngự chắc chắn
Nếu Ba Lan không giải quyết được vấn đề này, Bồ Đào Nha sẽ có cơ hội rất lớn để chiến thắng. Bồ Đào Nha là trường hợp đặc biệt ở tứ kết, khi không thắng bất kỳ trận nào (tính 90 phút chính thức) mà vẫn góp mặt ở nhóm 8 đội mạnh nhất.

Trong cuộc đối đầu với Croatia ở vòng 1/8, Bồ Đào Nha đã thể hiện bộ mặt lạ lẫm mà hiệu quả. Họ từ bỏ lối chơi tấn công rườm ra để thi triển chiến thuật phòng ngự phản công. Nếu tiếp tục sử dụng phương án hợp lý này, cộng thêm siêu sao Cristiano Ronaldo luôn sẵn sàng tỏa sáng bất kỳ lúc nào, Bồ Đào Nha sẽ sáng cửa vào bán kết.
2. Xứ Wales vs Bỉ

Xứ Wales đang bay cao với ngôi sao Gareth Bale trong đội hình. Anh đã đóng góp 3 bàn thắng ở vòng bảng. Trong trận đấu ở vòng 1/8, Bale có đường căng ngang khó chịu khiến Gareth McAuley của Bắc Ireland phải đá phản lưới nhà. Sau 58 năm chờ đợi để được thi đấu ở một giải đấu lớn, lọt vào tứ kết đã là thành công lớn với Xứ Wales.

Do đó, Xứ Wales sẽ có tinh thần thoải mái khi đối đầu với đối thủ mạnh Bỉ ở tứ kết. Các học trò của HLV Marc Wilmots sau cú vấp ngã ngày ra quân trước Italia, đã kịp thời đứng dậy và khẳng định lại bản thân. Họ đang trong thế thắng như chẻ tre, ghi 8 bàn trong 3 trận gần nhất và không để lọt lưới bàn nào.

Bỉ tái khẳng định là ứng cử viên cho chức vô địch
Bỉ tái khẳng định là ứng cử viên cho chức vô địch

Nếu như Xứ Wales có Bale trong đội hình thì Bỉ cũng có ngôi sao để kỳ vọng. Cầu thủ đó mang tên Eden Hazard. Anh đã tìm lại được phong độ rực rỡ nhất của mình. 1 bàn thắng, 3 kiến tạo là những gì Hazard đã làm được ở EURO 2016. Với sự xuất sắc của Hazard cộng thêm những vệ tinh chất lượng xung quanh, ĐT Bỉ chắc chắn được đánh giá cao hơn Xứ Wales trong cuộc đối đầu ở vòng 1/8.

Dự đoán: Bỉ thắng

3. Đức vs Italia

Với một chút thay đổi trong đội hình, khi sử dụng “số 9 thật” Mario Gomez thay vì “số 9 ảo” Mario Goetze, ĐT Đức đã tìm lại được sự sắc bén trong khâu tấn công. Do đó, không quá khó hiểu khi “Cỗ xe tăng” Đức đè bẹp Slovakia 3-0 để tiến vào vòng tứ kết. Tuy nhiên, đối thủ của họ lần này không phải là một Slovakia mềm yếu. ĐT Đức sẽ phải đối mặt với Italia lì lợm dưới sự dẫn dắt của Antonio Conte.
Italia đã cho thấy họ nguy hiểm như thế nào trong trận đấu với Tây Ban Nha. Họ duy trì một hàng phòng ngự chắc chắn và luôn tập trung tối đa, bẻ gãy lối chơi kiểm soát bóng của “Bò tót”. Với việc đối đầu ĐT Đức, đội bóng có phong cách gần giống với Tây Ban Nha, Italia sẽ chẳng dại gì thay đổi chiến thuật của mình.

Italia là một đối thủ lì lợm và khó chịu với ĐT Đức
Italia là một đối thủ lì lợm và khó chịu với ĐT Đức
Kịch bản trận đấu giữa Italia và Đức sẽ tương tự như cuộc đối đầu của Italia với Tây Ban Nha. Đức sẽ là đội kiểm soát bóng nhiều hơn, áp đặt thế trận. Dù vậy, nếu không thể tận dụng tốt những cơ hội được tạo ra, ĐT Đức sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm từ các đợt phản công của Italia. Đây chắc chắn sẽ là cặp đấu hấp dẫn và đáng được chờ đợi nhất ở tứ kết EURO 2016.

Dự đoán: Italia thắng

4. Pháp và Iceland

Đội chủ nhà vẫn hoàn thành được mục tiêu sau mỗi trận đấu, tuy nhiên cách thức họ thực hiện điều đó không thể làm hài lòng người hâm mộ. ĐT Pháp có lợi thế sân nhà, sở hữu nhiều ngôi sao trong đội hình nhưng luôn phải rất vất vả mới có thể vượt qua được đối thủ.

Nếu coi ĐT Pháp như một cỗ máy, thì họ có những bộ phận rất “xịn”, nhưng không thể vận hành trơn tru vì thiếu đi sự liên kết. Đây là vấn đề HLV Didier Deschamps phải gấp rút giải quyết trước vòng tứ kết, bởi những ngôi sao không phải lúc nào cũng có thể tỏa sáng. Nhất là khi họ phải đối mặt với một Iceland đã tạo ra cơn địa chấn trước ĐT Anh ở vòng 1/8.

Iceland tạo ra câu chuyện thần kỳ ở vòng 1/8 EURO 2016
Iceland tạo ra câu chuyện thần kỳ ở vòng 1/8 EURO 2016
Iceland bị ĐT Anh dẫn trước từ khá sớm nhưng họ đã thi đấu quật cường và lội ngược dòng thành công. Ẩn chứa trong mỗi cầu thủ Iceland là tinh thần chiến đấu không biết mệt mỏi. Họ đã tạo ra hàng phòng ngự kín kẽ, khiến ĐT Anh tấn công trong tuyệt vọng.

//----------------------

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

ĐT Anh: Sút nhiều nhưng thiếu hiệu quả

Anh tham dự EURO 2016 với nhiều chân sút đạt phong độ cao ở cấp CLB. Nhưng các tiền đạo của HLV Roy Hodgson dường như đã để những gì tinh túy nhất ở lại Premier League.

Qua 3 trận vòng bảng, Anh thường xuyên dồn ép đối phương nhưng chỉ 3 lần “nổ súng”. Việc Tam sư không biết kết liễu đối thủ đem đến mối nguy lớn khi giải đấu bước vào giai đoạn knock-out.

SÚT NHIỀU NHƯNG THIẾU HIỆU QUẢ

Sau vòng bảng thi đấu không mấy ấn tượng, Anh đã rơi vào nhánh đấu “tử thần” tại giai đoạn knock-out của EURO 2016. Kết quả này có sự “đóng góp” không nhỏ của hàng công. Trải qua 3 trận đầu trên đất Pháp, các học trò của Roy Hodgson chỉ 3 lần làm tung lưới đối phương. Anh là đội tuyển ghi ít bàn thắng thứ 5 trong số 16 gương mặt tại vòng 1/8, chỉ hơn mỗi Ireland, Bắc Ireland, Ba Lan và Thụy Sỹ. Con số 3 bàn thắng càng trở nên nhỏ bé khi đặt bên cạnh 64 cú sút và đánh đầu. 
Anh đã trở thành đội tuyển dứt điểm nhiều nhất trước vòng 1/8 EURO 2016, đồng thời là đội có số lần dứt điểm nhiều thứ hai trong lịch sử vòng bảng của giải đấu. Duy nhất chỉ có Bỉ tại EURO 2000 dứt điểm nhiều hơn Tam sư, với 74 cú sút và đánh đầu.

Từ chỗ được xem là đầu tàu kéo ĐT Anh lên phía trước, hàng công lại đang trở thành gánh nặng. Sự thiếu hiệu quả trong dứt điểm được thể hiện qua con số chỉ 34,9 % số cú sút và đánh đầu đi trúng khung thành đối phương. 

Ngay cả khi đá tập, Anh cũng thể hiện năng lực dứt điểm tệ hại. Trong buổi tập cuối cùng trước khi bước vào trận gặp Iceland, HLV Roy Hodgson dành 20 phút để các cầu thủ luyện dứt điểm từ cự ly gần. Kết quả, trong số 47 cú đá, chỉ có 9 đi vào lưới. Nghĩa là trung bình Tam sư cần khoảng 5 cú dứt điểm trong vòng cấm mới có được bàn thắng. Trong đó, Jamie Vardy, Harry Kane và Jack Wilshere hai lần chiến thắng thủ môn. Còn Adam Lallana đá mãi không vào lưới.
Tại vòng bảng, Anh đã chơi lấn lướt, dồn ép Nga và Slovakia nhưng lại không thể quật ngã đối thủ. Những trận hòa tai hại đó đã đưa Tam sư đến với nhánh đấu có sự hiện diện của một loạt ông lớn như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italia…

CHƯA NGẮM ĐÃ BẮN

Trước khi bước vào trận gặp Iceland tại vòng 1/8, dư luận Anh kêu gọi HLV Hodgson đưa Harry Kane trở lại đội hình xuất phát. Cựu đội trưởng ĐT Anh, Rio Ferdinand trong bài bình luận trên tờ The Times cho rằng “Kane là chân sút phù hợp nhất trong thế trận dồn ép đối thủ”. Tuy nhiên, chỉ riêng việc đưa Kane trở lại với vị trí cao nhất trên hàng công chưa thể là chìa khóa để Hodgson giải bài toán ghi bàn. Thực tế là tiền đạo này đã chơi 149 phút tại vòng bảng nhưng chưa “khai hỏa”. Để Kane, Vardy hay Sturridge tỏa sáng, HLV Hodgson cần một kế hoạch xuyên suốt cho cả hệ thống tấn công, từ điều tiết bóng, kéo dãn hàng thủ đối phương, tạo phương án nghi binh…

Tình trạng bắn chệch mục tiêu của Anh có nguyên nhân quan trọng từ việc các chân sút phải dứt điểm từ khá xa. Có tới 47% số cú sút của Tam sư được thực hiện từ ngoài vòng cấm (30/64). Ở cự ly đó, việc các pha kết thúc mà ĐT Anh thực hiện không đi trúng đích là điều dễ hiểu. Sở dĩ Tam sư phải kết thúc từ xa bởi họ gặp khó khăn trong việc đưa bóng áp sát cầu môn. Trong bối cảnh đó, Kane, Vardy hay Lallana đã phải dạt ra ngoài để tìm bóng và dứt điểm.
  • Cập nhật thêm thông tin mới nhất từ the thao 24h hôm nay.
Dùng Kane hay Vardy ở vị trí cao nhất trên hàng công ĐT Anh xem ra không quan trọng bằng việc bố trí lại hàng tiền vệ. Raheem Sterling đã không thể hoàn thành công việc của một mũi khoan bên cánh, khiến Tam sư ít khi có những pha dứt điểm thuận lợi trong vòng cấm.

Đêm nay, tâm trạng bất an sẽ theo chân người dân xứ sương mù bước vào trận gặp Iceland. Sự thiếu hiệu quả của tuyến trên khiến Tam sư phải chia điểm với Nga và Slovakia trong những trận đấu mà họ làm chủ hoàn toàn cuộc chơi. Những trận hòa tại vòng bảng vẫn đủ để giúp thầy trò Roy Hodgson đi tiếp. Nhưng ở giai đoạn đấu loại trực tiếp, việc không thể kết liễu đối phương sẽ khiến Anh đối mặt với nhiều rủi ro trên loạt sút luân lưu.

//----------------------

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Pháp - CH Ireland là cặp đấu mà Pháp chỉ có “thua” chứ không có “thắng

Nếu Pháp được lựa chọn...Thì chắc chắn Les Bleus không chọn CH Ireland là đối thủ ngay vòng 1/8 EURO 2016. Theo trợ lý HLV ĐT Pháp Guy Stephan thì “chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ vì tưởng chừng sẽ gặp Bắc CH Ireland, nhưng cuối cùng lại gặp CH Ireland.


Thay vì gặp một đối thủ được nghiên cứu trước nhiều ngày và một đối thủ chỉ có vài giờ chuẩn bị, tất nhiên Pháp muốn vế đầu”. 

Nhưng Les Bleus không được lựa chọn. Chiến thắng của CH Ireland  trước Italia đã đặt chủ nhà EURO vào thế phải đối mặt với đội bóng của những Martin O’Neill, Brady, Whelan, Hoolahan, Murphy, những cầu thủ mà Stephan đánh giá rất cao. Trợ lý HLV ĐT Pháp còn cho biết: “CH Ireland không đá kiểu truyền thống của người Anh, mà còn có thể chơi bóng ngắn, kiểm soát bóng nhiều”. 

Việc vượt qua bảng đấu “tử thần” (cùng Thuỵ Điển, Bỉ, Italia) chứng tỏ giá trị của CH Ireland. Chưa hết và quan trọng nhất, là CH Ireland rất khao khát phục thù thất bại trước Pháp ở vòng play-off World Cup 2010. Chuyện đã qua 7 năm, nhưng còn như mới. Với người Pháp, bóng đá như chiến tranh, như sứ mạng dân tộc. 

Còn với người CH Ireland, bong da chỉ là thú tiêu khiển, một niềm đam mê và nỗi khát khao giành lại lẽ công bằng. Thierry Henry đã chơi bóng bằng tay, cướp mất tấm vé dự World Cup 2010 của người CH Ireland. Còn gì tuyệt hơn khi CH Ireland làm tan giấc mộng vô địch EURO 2016 của Pháp ngay trên đất Pháp? 

Pháp - CH Ireland là cặp đấu mà người Pháp chỉ có “thua” chứ không có “thắng”. Ngược lại là người CH Ireland. Khi Mike Tyson đấu với Buster Douglas vài chục năm trước, không ai cho rằng Tyson đáng ca ngợi vì đánh gục một võ sĩ vô danh. Nhưng, khi “Mike thép” thất bại, đích thực đó là cơn địa chấn của làng quyền Anh. Nghĩa là, Douglas là loại đối thủ mà Tyson không bao giờ chọn, nhưng xui thay ông bầu Don King lại nổi hứng bất tử. 
Đóng vai của Don King trong bóng đá, tại EURO, chính là sự ngẫu nhiên, đổi mới về điều lệ thi đấu (cho phép đội hạng 3 ở các bảng vào vòng knock-out) và cả… quyết tâm muốn gặp Pháp của thầy trò HLV O’Neill. Chẳng có gì để mất thì cứ xông lên và chiến thôi. CH Ireland đã thắng Italia và Đức, lẽ nào thắng Pháp lại là nhiệm vụ bất khả thi? 

Chắc chắn không đến nỗi bất khả thi, nhưng khó. Pháp vẫn được đánh giá cao hơn rất nhiều và chắc chắn cũng mạnh hơn nhiều so với CH Ireland. Tuy nhiên, EURO 2016 không thuần túy mạnh hiếp yếu. Rơi vào một bảng không nặng nhưng Pháp phải rất vất vả mới thắng Romania, Albania và bị Thụy Sỹ cầm hoà. Nếu so sánh CH Ireland với 3 đối thủ cùng bảng với Pháp, HLV O’Neill của CH Ireland có quyền nói: CH Ireland không yếu hơn Romania, Albania và Thụy Sỹ. Pháp ư? Chơi được! 
Stephan có lý khi đánh giá cao CH Ireland, đội xếp thứ 33 trên bảng xếp hạng FIFA. Pháp sẽ chịu sức ép khủng khiếp, từ hiện tại (với tư cách chủ nhà EURO và ứng cử viên sáng giá nhất) cho đến quá khứ (xua tan dư luận về trận đấu gian dối năm 2009 ở vòng play-off World Cup 2010). Blaise Matuidi thừa nhận sau trận Pháp - Romania là anh và đồng đội như muốn nghẹt thở trước sức ép tâm lý khủng khiếp, lớn hơn bất kỳ sức ép nào Matuidi từng trải qua trong sự nghiệp quần đùi áo số.

//----------------------

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Lewandowski và Shaqiri: hai ngôi sao sáng nhất đêm nay

Họ là hai ngôi sao sáng nhất của hai đội tuyển Thụy Sỹ và Ba Lan đêm nay, cũng là niềm hy vọng lớn nhất. Nhưng số phận của Xherdan Shaqiri và Robert Lewandowski lại trái ngược nhau hoàn toàn.


Xherdan Shaqiri nổi lên từ rất sớm, 18 tuổi đã lên đội 1 của FC Basel, vì thân hình thấp đậm, và lối đi bóng lắt léo, anh được mệnh danh là “Messi của dãy Alps”. Shaqiri trở thành ngôi sao sáng của đất nước Thụy Sỹ ở tuổi đôi mươi. Đến năm 22 tuổi, đã được gã khổng lồ Bayern Munich mang về với cái giá 11,6 triệu euro. Ngay mùa đầu tiên, anh có 38 trận ra sân cho Bayern, ghi 9 bàn và có 13 đường kiến tạo. Năm ấy, Shaqiri là thành viên của Bayern vĩ đại giành cú ăn ba lịch sử.
Robert Lewandowski không hề may mắn như thế, 17 tuổi anh đón nhận cú sốc về cái chết của cha mình, cùng năm đó CLB Legia Warsaw thông báo chấm dứt hợp đồng với anh. Khác với Shaqiri trưởng thành từ Basel và là con cưng ở nơi đó, Lewandowski lưu lạc từ giải hạng Ba lên hạng Nhì, chỉ kiếm được tầm 500 euro/năm, và thường xuyên nhận được những lời từ chối khéo của các CLB khác.
 
Nhưng nếu mọi thứ chỉ dừng ở đó, và rằng hoàng tử sẽ thành vua, công chúa sẽ thành hoàng hậu, con thứ dân sẽ đi quét lá đa, thì đó không phải là cuộc đời, càng không phải là bong da. Thành công của cuộc đời còn phụ thuộc vào ý chí vươn lên của mỗi cá nhân, và bóng đá, còn phụ thuộc vào tài năng và nghị lực của mỗi cầu thủ.

Năm 22 tuổi, số phận mỉm cười với Lewandowski, sau khi anh ghi 41 bàn thắng trong 82 trận cho Lech Poznan, Juergen Klopp và các cộng sự đi qua tro bụi núi lửa Iceland, ký hợp đồng với Lewandowski và đem anh ra ánh sáng. Mùa giải đầu tiên, Klopp bảo Lewandowski chơi ở vị trí hộ công để cải thiện kỹ chiến thuật. Năm ấy, tiền đạo người Ba Lan ghi… 9 bàn, bằng đúng số bàn của tiền vệ Shaqiri ở mùa đầu tiên với Bayern. Nhưng chính mùa giải ấy đã dạy cho Lewandowski khả năng chạy chỗ để đón các đường chuyền của các tiền vệ.
Mùa giải thứ hai, Lewandowski ghi… 30 bàn, mùa thứ ba ghi 36 bàn, trong đó có cú poker kinh thiên động địa vào lưới Real Madrid ở bán kết Champions League. Còn Xherdan Shaqiri? Cứ sau một mùa với Bayern, thông số lại giảm xuống một nửa. Đến mùa giải cuối cùng với Bayern, Shaqiri chỉ ra sân có 15 trận, chủ yếu từ ghế dự bị, ghi 2 bàn. Tréo ngoe thay, mùa giải cuối của Shaqiri tại Bayern cũng là mùa giải đầu của Lewandowski tại Bayern, ngôi sao mới của sân Allianz Arena ghi 25 bàn sau 49 trận. Một màn đổi vai ngoạn mục của câu chuyện hoàng tử - thứ dân buổi đầu xuất phát.

 Trong những tháng ngày dự bị, Shaqiri luôn kêu gào đòi đá chính, các bậc tiền bối cũng lên tiếng bảo vệ anh, ĐT Thụy Sỹ cũng ám chỉ cách làm của Bayern. Còn Robert Lewandowski khi vừa chuyển tới Dortmund, bị Klopp xếp chơi hộ công dù sở trường là trung phong, anh vẫn im lặng, cắn răng để chiến đấu, tồn tại. Vì quanh anh, không ai bảo vệ anh, chỉ có bản thân anh bảo vệ mình.

//----------------------

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Vòng knock-out EURO 2016 khó có nhiều bàn thắng

Cho đến hết vòng bảng, EURO 2016 chỉ có trung bình 1,92 bàn thắng/trận. Xu hướng nghèo nàn bàn thắng rất có thể sẽ còn tiếp diễn ở vòng knock-out.



KHÓ HƠN 2 BÀN TRONG 90 PHÚT

Tính từ VCK EURO 1996 tới nay, có đến 14/20 trận đấu thuộc vòng knock-out đầu tiên chỉ có tối đa 2 bàn thắng trong 90 phút. Trong số này có đến 9 trận khép lại với tối đa 1 bàn thắng. 

Tất nhiên ở vòng loại trực tiếp, các đội đều có xu hướng đá kín kẽ, sợ sai lầm để phải nhận bàn thua đáng tiếc, sẽ khó có cơ hội sửa sai. Đó là lý do khiến các trận thuộc vòng knock-out nói chung thường căng thẳng, có ít bàn thắng. Cả 8 trận thuộc vòng 1/8 EURO 2016 đều chỉ có tỷ lệ tổng số bàn thắng 1 ¾ cho đến 2. 
Trong 6 trận xuất hiện 3 bàn trở lên trong 90 phút, chỉ có 2 trận vượt qua luôn cột mốc 3 bàn, đó là các trận Hà Lan đè bẹp Nam Tư 6-1 năm 2000 và trận đại thắng 4-2 của Đức trước Hy Lạp vào năm 2012. 

Bởi vậy nếu NHM vẫn thích cổ vũ cho bong da đẹp và những bàn thắng, hoàn toàn có thể tin vào khả năng trận đấu xuất hiện từ 2 tới 3 bàn. Vì khả năng vượt quá 3 lần lưới rung trong 90 phút là cực thấp. 


HIỆP 1 CŨNG ÍT BÀN

Trong 20 trận của vòng knock-out đầu tiên tại VCK EURO từ năm 1996 tới nay, có đến 12 trận khép lại hiệp 1 với tỷ số 0-0. Thậm chí ngay ở VCK EURO 1996, cả 4 trận thuộc vòng tứ kết đều bước vào giờ nghỉ mà không có bàn thắng nào được ghi. 

Chỉ 4/20 trận đấu kể trên (tức 20%) có nhiều hơn 1 bàn thắng trước giờ nghỉ. Từ đó suy ra nếu trận nào chẳng may có bàn thắng sớm, thì nên ngay lập tức đặt niềm tin vào việc 1-0 sẽ là tỷ số cuối cùng của hiệp 1. 
Bước vào vòng knock-out, trình độ các đội đã khá tương đồng, nên khó có chuyện đội nào đó áp đảo ngay từ đầu, giải quyết số phận trận đấu ngay trong hiệp 1. Thường thì sau giờ nghỉ, các đội “cửa trên” mới bắt đầu thực hiện những sự thay đổi về nhân sự, chiến thuật để tăng tốc. 

Có đến 17/36 trận đấu thuộc vòng bảng EURO 2016 khép lại hiệp 1 mà không bên nào ghi được bàn thắng. Hãy cứ tin 0-0 sẽ là tỷ số chủ đạo của hiệp 1 các trận thuộc vòng knock-out sắp tới. 

//----------------------

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Iceland 2-1 Áo: Áo về nước

Có được chiến thắng 2-1 trước Áo, Iceland đã vượt qua vòng bảng để góp mặt tại vòng 1/8 với vị trí nhì bảng F.


Áo và Iceland là cặp đấu giữa 2 đội đều buộc phải có điểm mới có hy vọng đi tiếp trước loạt trận cuối vòng bảng. Đặc biệt Áo còn phải giành chiến thắng, nếu không muốn bị loại.
Trận đấu diễn ra quyết liệt ngay sau tiếng còi khai cuộc. Hai đội chơi áp sát ngay từ giữa sân, thế trận diễn ra rất giằng co. Trong 15 phút đầu, gần như không có cơ hội đáng kể nào xuất hiện. Song đến phút 18, Iceland bất ngờ vượt lên dẫn trước với pha lập công của tiền đạo Jon Boedvarsson, sau tình huống đè người rất tinh tế và dứt điểm dứt khoát ở cự ly gần.

Áo càng bị dồn vào thế chân tường sau bàn thua. Họ tiếp tục dâng cao đội hình tấn công. Bên cạnh một số cơ hội bị bỏ lỡ, Áo còn được hưởng penalty ở phút 36. Tuy nhiên, hậu vệ Alexander Dragovic dứt điểm dội cột dọc, bỏ lỡ cơ hội gỡ hòa cho Áo.
Áo tiếp tục duy trì lối chơi tấn công với nhịp độ cao ở hiệp 2. Ngay đầu hiệp 2, họ lại có một cơ hội rõ ràng nữa, khi ngôi sao số một David Alaba dứt điểm ngay trước khung thành nhưng lại sút trúng chân một hậu vệ của Iceland.

Iceland viết tiếp câu chuyện thần kỳ tại EURO
Iceland viết tiếp câu chuyện thần kỳ tại EURO
Rút cuộc đến phút 60, Áo cũng tìm được bàn thắng gỡ hòa. Người ghi bàn là cầu thủ vào sân từ băng ghế dự bị Alessandro Schoepf sau tình huống đột phá táo bạo và dứt điểm hiểm hóc làm tung lưới Iceland.

Kết quả hòa 1-1 không đủ giúp Áo đi tiếp. Chính vì vậy, họ vẫn phải dồn lên tấn công. Nhưng sự vô duyên vẫn đeo bám các chân sút Áo, khiến họ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội ngon ăn. Trong số những cơ hội đó có cả tình huống Alessandro Schoepf đối mặt với thủ môn Halldorsson của Iceland trong tư thế rất thuận lợi ở phút 72, nhưng cú sút của anh lại quá tệ.
Ở những giây cuối trận, Áo còn phải nhận bàn thua và chịu thất bại 1-2, sau một pha phản công chớp nhoáng của Iceland và được kết thúc bởi HLV Arnor Traustason. Với chiến thắng này, Iceland đã kết thúc bảng đấu ở ngôi nhì bảng. Theo kết quả phân nhánh, ở vòng 1/8, họ sẽ gặp tuyển Anh (đội xếp nhì bảng B).

//----------------------